Màn hình LED là gì? Ưu điểm và cách phân loại

Màn hình LED là gì? Ưu điểm và cách phân loại

Ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều màn hình LED trên đường phố. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi màn hình LED là gì? Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các thông tin cơ bản về màn hình LED và điều gì đã khiến mọi người ưa chuộng màn hình LED trong lĩnh vực quảng cáo nhé!

Màn hình LED là gì?

Màn hình LED là gì?

Màn hình LED là một thiết bị hiển thị sử dụng công nghệ Light Emitting Diode (LED) để tạo ra hình ảnh. LED hay còn được biết là các đèn nhỏ phát sáng khi điện được đưa vào, và khi kết hợp với nhau tạo thành các điểm ảnh hiển thị trên màn hình.

Màn hình LED khác biệt với màn hình tivi bởi khả năng tùy chỉnh kích thước hiển thị theo nhu cầu khách hàng, không bị giới hạn bởi các kích thước cố định như tivi. Hiện nay, có hai dạng chính của màn hình LED là màn hình LED trong nhà và màn hình LED ngoài trời.

Bên cạnh đó, vì nhu cầu sử dụng khắc nghiệt nên các loại màn hình LED ngoài trời được thiết kế chống nước và bụi, giúp hoạt động ổn định trong mọi thời tiết nên được các doanh nghiệp rất tin tưởng sử dụng.

Cấu tạo của màn hình LED

Đối với màn hình ngoài trời được lắp đặt bởi nhiều thành phần kết hợp với nhau để tạo thành một màn hình LED hoàn chỉnh, gồm:

  • Module LED: Đơn vị nhỏ nhất được sử dụng để lắp ráp thành màn hình LED lớn
  • Khung Cabine LED: Bộ khung dùng để ghép nhiều module nhỏ lại với nhau
  • Nguồn điện cho LED.
  • Thẻ thu nhận tín hiệu từ máy tính.
  • Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh và video đã nhận được.
  • Thẻ phát tín hiệu thông tin.
  • Khung gắn cabine LED: Được thiết kế dựa vào kích thước yêu cầu của màn hình LED.
  • Dây cáp để truyền dẫn tín hiệu.

Đối với màn hình trong nhà được lắp đặt bởi nhiều thành phần kết hợp với nhau để tạo thành một màn hình LED hoàn chỉnh, gồm:

Module LED: Đơn vị nhỏ nhất được sử dụng để lắp ráp thành màn hình LED lớn
Khung LED: Bộ khung dùng để ghép nhiều module nhỏ lại với nhau được thiết kế dựa vào kích thước yêu cầu của màn hình LED.
Nguồn điện cho LED.
Thẻ thu nhận tín hiệu từ máy tính.
Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh và video đã nhận được..
Thẻ phát tín hiệu thông tin.
Dây cáp để truyền dẫn tín hiệu.

Màn hình LED có những ưu nhược điểm nào?

Các ưu và nhược điểm của màn hình LED

Dưới đây là các ưu nhược điểm của màn hình LED giúp bạn có thể dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Ưu điểm

Màn hình LED được sử dụng một cách rộng rãi vì các ưu điểm vượt trội như:

  • Ứng dụng đa dạng trong nhiều hoạt động khác nhau: Quảng cáo, trình chiếu phòng họp, tổ chức tiệc cưới, họp trực tuyến, giải trí riêng tư.
  • Tùy biến linh hoạt phù hợp với các chương trình: Chức năng có thể điều chỉnh, hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, thu hút ánh nhìn, có độ thẩm mỹ cao.
  • Khả năng tùy chỉnh góc nhìn và kích thước theo nhu cầu của khách hàng.
  • Hiển thị rõ nét và sống động ngay cả trong điều kiện thiếu sáng hoặc ngoài trời nắng.
  • Khả năng tiết kiệm điện năng: Giảm đến 75% tiêu thụ điện so với các loại màn hình truyền thống.
  • Tuổi thọ cao, chống nước, chống bụi tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Nhược điểm

Tuy màn hình LED có vô số ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm khác, loại sản phẩm này vẫn còn tồn tại một nhược điểm cần được nhắc đến là giá thành tương đối cao. Màn hình LED thường có giá thành cao hơn so với các loại màn hình truyền thống như LCD, plasma. Do công nghệ LED phức tạp và chi phí sản xuất cao, nên giá màn hình LED không phải là lựa chọn phù hợp với mọi người.

Cách phân loại màn hình LED

Cách phân loại màn hình LED

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, công nghệ, môi trường và cách thức sử dụng mà mà hình LED được phân loại như sau:

Phân loại dựa vào công nghệ đèn LED

Hiện nay, màn hình LED được chia thành hai loại chính là sử dụng LED rời rạc (DIP) và LED dán bề mặt (SMD).

  • DIP (Dual in line Package): Đây là công nghệ sản xuất với các bóng LED riêng lẻ được nối ghép với nhau. Tuy là công nghệ xuất hiện đầu tiên nhưng hiện nay đã dần dần ít được sử dụng. Thế nhưng,  nó vẫn xuất hiện trên các loại màn hình LED giá rẻ như P20, P16, P10…
  • SMD (Surface Mounted Device): Đây là công nghệ mới hơn, với các diode LED tích hợp ngay trên chip thành 1 chip nhỏ 3in1. Các chip LED này có dạng hình vuông phẳng và được gắn trực tiếp lên module. Công nghệ này mang lại độ chi tiết cao hơn, giúp các điểm ảnh trở nên sắc nét hơn rất nhiều. Hầu hết các loại màn hình LED hiện nay đều sử dụng công nghệ SMD.

Phân loại dựa trên các cấu tạo về điểm ảnh

Các loại màn hình LED có điểm ảnh khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị. Vì vậy, trên thị trường, chúng ta có các loại màn hình LED như P2, P3, P4, P5… Những con số này thể hiện khoảng cách giữa các điểm ảnh (Pixel Pitch). Ví dụ:

  • Màn hình P2: Khoảng điểm ảnh là 2mm.
  • Màn hình P3: Khoảng điểm ảnh là 3mm.
  • Màn hình P4: Khoảng điểm ảnh là 4mm.
  • Màn hình P5: Khoảng điểm ảnh là 5mm.
  • Màn hình P6: Khoảng điểm ảnh là 6mm.

Khi Pixel Pitch càng nhỏ, màn hình hiển thị sẽ chi tiết và sắc nét hơn, tuy nhiên giá thành cũng cao hơn.

Phân loại dựa trên hình thức điều khiển

  • Điều khiển đồng bộ: Màn hình LED hoạt động như một máy tính độc lập với dữ liệu hình ảnh, video được trình chiếu với tốc độ 30 hình/giây.
  • Điều khiển không đồng bộ: Kết nối thông qua giao thức nối tiếp hoặc đường mạng với máy tính. Từ đó, nội dung hiển thị có thể được sửa đổi dễ dàng và màn hình LED có thể hoạt động ở chế độ offline.

Phân loại tuỳ theo môi trường hoạt động

  • Màn hình LED trong nhà (indoor): Được lắp đặt trong nhà, không có tính năng chống nước và bụi. Độ sáng của tấm nền ở mức vừa phải, thường dao động từ 1500 đến 2000 nit/m². Chất lượng hiển thị hình ảnh tương đối sắc nét và mượt mà.
  • Màn hình LED ngoài trời (outdoor): Có khả năng chống nước và bụi. Độ sáng và tương phản thường cao, từ 5000 đến 9000 nit/m², giúp màn hình dễ nhìn hơn vào ban ngày. Góc nhìn rộng, tuy nhiên khi trời tối, nếu không điều chỉnh ảnh sáng hợp lý có thể gây chói mắt.

Các tiêu chí chọn màn hình LED phù hợp với nhu cầu sử dụng

Các tiêu chí chọn màn hình LED

Dưới đây là một số tiêu chí để chọn màn hình LED mà có thể bạn sẽ cần để lựa chọn ra một sản phẩm màn hình LED phù hợp nhất.

  • Mục đích sử dụng: Xác định rõ mục đích sử dụng như: quảng cáo, lắp đặt trong bar, nhà hàng, trung tâm hội nghị…
  • Kích thước màn hình: Tùy vào không gian sử dụng để chọn diện tích màn phù hợp nhất.
  • Vị trí lắp đặt: Xem xét lắp đặt trong nhà hay ngoài trời, trên cao hay dưới đất để có phương án lắp đặt hợp lý.
  • Khoảng cách nhìn: Chọn pixel pitch phù hợp để đảm bảo khoảng cách treo màn hình phù hợp, tránh việc hình ảnh bị mờ hoặc vỡ.
  • Điều kiện kinh tế: Lựa chọn kích thước và chủng loại màn hình phù hợp với ngân sách của bạn.
  • Nhà cung cấp: Chọn nhà cung cấp chuyên nghiệp, giá cả hợp lý và có kỹ thuật cao để đảm bảo quá trình sử dụng màn hình LED diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra các vấn đề không đáng có.

Vừa rồi là các thông tin cơ bản về màn hình LED, giúp bạn trả lời được câu hỏi màn hình LED là gì. Hy vọng thông qua những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

Gọi điện thoại
0988.006.995
Chat Zalo